Từng đường rạn cổ trên men rạn, hay màu sắc mê hoặc của các dòng men cổ trầm mặc,...trên những bộ đồ thờ thất truyền qua hàng trăm năm chẳng thể phục chế thành công như ý.
Đau đáu nỗi lo những bài men quý dần bị mai một, người thợ gốm tài hoa nhất trầm mình vào vũ điệu của Tứ Đại:
thấm giọt mồ hôi vào đất để phục sinh từng lớp men “linh hồn” của gốm đã ngủ yên trong lịch sử…
Để làm được điều đó, chúng tôi xác định phải khai thác được nguồn nguyên liệu tốt nhất ở những nơi linh thiêng nhất. Tại Bát Tràng, trải qua bao thế kỷ, đất sét trắng cũng đã dần cạn kiệt. Chúng tôi cùng nhau ngược xuôi khắp nẻo của dải đất hình chữ S, khi bước tới vùng đất Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), nơi thờ Đức Thánh Trần, đôi chân chúng tôi bỗng nhiên sững lại.
Người xưa kể rằng: Quảng Ninh là Đầu Rồng chữ S của Việt Nam với truyền thuyết đàn Rồng giáng thế, góp phần đem lại sự bình an và hưng thịnh cho người dân nơi đây. Có lẽ vì thế mà Quảng Ninh có đến 33 địa danh mang tên Rồng. Muốn khai thác được nguồn đất này, chúng tôi phải chọn ngày lành tháng tốt và dâng hương xin Thần linh gia hộ. Như một cơ duyên được định sẵn từ trước, cuối cùng chúng tôi cũng đã có trong tay những thớ đất quý đầu tiên của Đông Triều để mang về chế tác sản phẩm.
Mang sẵn sự linh thiêng, đất sét Đông Triều được hòa quyện cùng dòng nước quý, từ đó mới tạo nên xương đất rắn chắc nhất và mang đậm “hồn” dân tộc. Chúng tôi một lần nữa lại rảo bước dọc các dòng sông được coi là “long mạch” quan trọng của Việt Nam. Cơ duyên tiếp tục đưa lối chúng tôi tìm về sông Hồng - "Dòng sông thiêng" trong cuộc sống tâm linh của Kinh thành Thăng Long xưa. Trong các lễ hội đầu xuân, từng giọt nước trong sạch, tinh khiết ở giữa dòng sông Hồng thường được người dân rước về để tắm Thánh và bao sái ban thờ Thánh, thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến các vị Thần.
Nhờ đó, nếu sản phẩm đồ thờ và gốm phong thủy được làm từ đất Đông Triều và nước phù sa sông Hồng sẽ luôn mang sự linh thiêng do có "Rồng thiêng hội tụ" và “Thần linh hộ vệ”, kết hợp đầy đủ các yếu tố Âm dương Ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ trong từng sản phẩm.
Người ta thường nói: “Khi làm lao động, đến chạng vạng tối phải nghỉ ngơi”. Nhưng đối với đội ngũ nghệ nhân Xưởng Gốm Bát Tràng, những con người “say nghề” và yêu gốm tới từng hơi thở, thì dừng công việc tay chân là lúc sử dụng trí óc để làm việc. Chẳng thế mà, có không ít lần chúng tôi bắt gặp họ thất thần, đắm chìm trong việc vẽ, đắp nổi hay khắc chìm hoa văn.
Vì niềm say mê làm việc nên sản phẩm gốm tâm linh, phong thủy của chúng tôi luôn mang vẻ đẹp rất riêng biệt. Cùng một hoa văn nhưng chúng tôi luôn cố gắng chế tác đạt độ tinh xảo, hoàn hảo nhất để phù hợp với văn hóa của người Việt và có tác dụng cao trong việc “Trấn trạch an gia”, hóa giải “điều kỵ” phong thủy.
Những người nghệ nhân Xưởng Gốm Bát Tràng truyền tai nhau câu thành ngữ rằng: “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Từng tác phẩm gốm của chúng tôi xứng danh là “kiệt tác” sinh ra từ văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt. Sản phẩm lớn lên từ đất mẹ Đông Triều – Nơi thờ Đức Thánh Trần, nhào nặn cùng nước phù sa từ “mạch nước thiêng” sông Hồng để tạo nên xương đất hoàn hảo. Da gốm là chất men mang “linh hồn” của gốm. Nước men quý sẽ khiến sản phẩm gốm mang cái “thần” rất riêng biệt. Và cuối cùng thì dạc lò chính là công đoạn quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm.
Vàng chỉ là kim loại có giá trị cao, là trung gian trao đổi hàng hóa. Còn Gốm là sự kết tinh của văn hóa, lịch sử, trí tuệ và tài hoa của con người qua hàng ngàn năm. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà cổ vật được khai quật ở Việt Nam và trên thế giới từ trước đến nay nhiều nhất là gốm. Vẻ đẹp tinh hoa của gốm ở thời đại nào sẽ thể hiện sự phát triển của con người ở thời đó, là minh chứng rõ nét của sự chuyển biến nền văn minh nhân loại qua dòng chảy thời gian. Nếu như ngày xưa gốm rất thô sơ với hoa văn đơn giản, thì gốm Bát Tràng ngày nay đẹp và hoàn hảo từ kiểu dáng tới nét vẽ tinh xảo, cùng nước men mang màu sắc hài hòa, tinh tế.
Đội ngũ nghệ nhân của Xưởng Gốm Bát Tràng là những người được ghi nhận có công phục chế những dòng men cổ của lịch sử như: men gốm đỏ Luy Lâu từ thế kỷ II trước công nguyên, gốm men ngọc và gốm men mật thời Lý – Trần thế kỷ XI – XIII, gốm men lam thời Trần thế kỷ XIV, gốm men rạn thời Lê – Mạc thế kỷ XVI…Chúng tôi nghiên cứu qua các tài liệu, thư tịch cổ, miệt mài tìm ra công thức chế tạo men cổ xưa, thêm vào đó chút “gia vị” của thời cuộc để tạo nên những dòng men ưu việt nhất.
Xưởng Gốm Bát Tràng vinh dự là một trong những nơi phục chế và sáng tạo thành công công thức độc quyền của dòng men lam từ thế kỷ XIV, mang vẻ đẹp tinh tế với nước men trong như ngọc, hoa văn sắc sảo vô cùng sáng bóng, đều màu. Mang đặc trưng của vẻ đẹp đậm dấu ấn thời gian, bộ đồ thờ men lam đã và đang được ưa chuộng nhất hiện nay, hiện diện trên mọi không gian thờ tự của gia đình Việt, từ những gian nhà đơn sơ tới các căn hộ chung cư cao cấp, biệt thự.
Hòa theo nhịp thở của thời đại, Xưởng Gốm Bát Tràng cũng vinh dự là một trong những đơn vị đầu tiên cho ra đời Bộ đồ thờ vẽ vàng 24K mang vẻ đẹp đẳng cấp và tinh tế - Sự kết hợp hoàn hảo giữa gốm sứ cao cấp và lớp vẽ vàng 24K sang quý gồm 2 dòng men: vẽ vàng phổ xanh và vẽ vàng nền trắng, đều thuận theo Âm dương Ngũ hành.
Chúng tôi lựa chọn các sản phẩm đẹp và hoàn hảo nhất để vẽ vàng. Trên mỗi vật phẩm đó, không phải mọi hoa văn đều vẽ vàng, mà người thợ chỉ chọn lọc chi tiết. Chính sự chắt lọc đó đòi hỏi phải có trình độ. Vẽ vàng lên gốm là vẽ sau khi đã nung, do nền gốm rất trơn nên thủ pháp của người nghệ nhân phải vô cùng chính xác.
Các tác phẩm gốm tâm linh và phong thủy của Xưởng Gốm Bát Tràng chính là bức giao hòa của THƠ - HỌA - GỐM. Chất thơ trong màu men tinh tế mà phóng khoáng, thơ mộng mà gần gũi. Chất thơ trong hồn Việt mang đậm giá trị văn hóa, tâm linh thể hiện qua các bức họa hài hòa về hoa văn họa tiết như Lưỡng Long Chầu Nhật, Cửu Ngư Quần Hội, Phú Quý Trường Xuân, Bách Hạc Quần Tùng, Lý Ngư Vọng Nguyệt,... Và chất thơ trong chất gốm bền chắc được tôi luyện qua thử thách, thời gian.
Khi công viêc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Những nghệ nhân của Xưởng Gốm Bát Tràng chia sẻ: "Việc làm chủ ngọn lửa và điều chỉnh nhiệt độ vô cùng quan trọng. Nhiệt cao hơn chút cũng đủ khiến cả mẻ gốm hỏng.
Bởi vậy, chúng tôi phải mất rất nhiều công sức để nghiên cứu và chế tạo men. Sau mỗi sản phẩm thành công, chúng tôi lại mày mò tỷ lệ trộn đất, rồi tăng nhiệt độ để gốm khi ra lò kêu đanh và chắc, lại có tiếng ngân thanh và trong”. Đến nay, có những mẻ lò của Xưởng Gốm Bát Tràng đã đạt đến nhiệt độ 1260 – 13350 độ C, điều mà hiếm nơi nào có được, đảm bảo sản phẩm mang chất lượng vượt trội và trường tồn với thời gian.